Root là gì ? Và Ưu nhược của nó ...



Dùng Android là phải root thì mới ngon, mới cảm nhận được hết cái hay của nó! Thông thường anh em dùng Android vẫn hay nói như thế với những người mới dùng, những người đang tìm hiểu. Nhưng thế thì có vẻ mông lung quá, không thể hình dung rõ ràng được. Vậy anh em nào đã root máy thì có thể trả lời chi tiết hơn được không? Sau khi root máy bạn làm được gì?

Về kỹ thuật thì root có nghĩa là cho phép bạn chiếm quyền quản trị cao nhất của máy, nhờ đó có thể truy cập vào hệ thống. Ngoài ra cũng có một số phần mềm yêu cầu phải có quyền root thì mới chạy được. Một lý do khác nữa đó là nhiều người không hạnh phúc với cái rom mặc định theo máy và vì thế sẽ root và cài rom cook, thông thường rom cook sẽ được tùy chỉnh rất nhiều, bỏ bớt những phần mềm dư thừa theo máy và bổ sung những tính năng mới.

Với mình, mình root máy không nhằm để cài rom cook mà để có thể can thiệp vào hệ thống và sử dụng các phần mềm yêu cầu root như: Titanium BackupRoot explorerButton SaviorFont Changer,ChainfireADBlock ... Đây đều là những phần mềm tuyệt vời và bạn có thể tham khảo tính năng của chúng . Sẽ update các cách sử dụng của phần mềm này :)


Ưu điểm : 
Người dùng có thể tự mình thay đổi tập tin hệ thống, các giao diện ẩn, thậm chí là thay đổi hình đại diện của hãng sản xuất khi khởi động máy, xóa những chương trình “vô dụng” kèm theo máy.
Có thể sao lưu và phục hồi toàn bộ hệ thống, gần giống với hành động tạo tập tin ảnh đĩa trên máy vi tính. Đây là tính năng rất hữu ích trong trường hợp máy bạn không thể mở lên.
Sao chép dữ liệu, chương trình vào thẻ nhớ là lợi ích thứ ba của việc root máy. Ở các phiên bản Android 2.2 trở về trước, dữ liệu (cache) và ứng dụng được cài trực tiếp trong bộ nhớ máy, làm hạn chế khả năng tráo đổi (swap) của hệ điều hành do thiếu dung lượng trống, qua đó cũng phần nào làm chậm máy. Một điện thoại đã root cho phép bạn di chuyển các dữ liệu này sang thẻ nhớ, dành chỗ trống cho hệ điều hành hoạt động.
Việc root máy cũng đồng thời mở một “chân trời” mới, giúp bạn khám phá những ứng dụng mà mình không thể làm trước đây. Chẳng hạn những ứng dụng như dùng điện thoại Android làm trạm phát Wi-Fi (đã tích hợp trong Android 2.2), tắt các ứng dụng không cần thiết, hay thay đổi xung nhịp của chíp xử lý.
Root máy cũng giúp mở khóa các tính năng ẩn của nhà sản xuất, chẳng hạn như trong phiên bản Droid (Milestone) phân phối tại Mỹ, nhà sản xuất đã khóa tính năng cảm ứng đa điểm vì lo ngại vấn đề bản quyền, nhưng người dùng có thể dễ dàng kích hoạt nó nếu như đã root máy.
Thay đổi sang các bản ROM đã “nấu” (cook), tùy chỉnh (custom) là ưu điểm lớn nhất, vì nó giúp bạn dùng các phiên bản ROM chỉnh sửa đã được cộng đồng sử dụng tối ưu sẵn, cho tốc độ cao và tiết kiệm pin hơn. Mặt khác, với những máy không còn được hỗ trợ từ nhà sản xuất nữa, các bản ROM này cũng có thể là phiên bản mới hơn. Một ví dụ là Google G1 chỉ có ROM 1.0 khi xuất xưởng, nhưng cộng đồng người dùng đã nâng cấp cho máy lên 2.1.

Nhược điểm : 
Trước hết, phải khẳng định một điều rằng, root máy có lợi hơn rất nhiều so với giữ nguyên hiện trạng mà nhà sản xuất quy định. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một số phiền phức nhỏ, chẳng hạn như vô tình xóa các tập tin hệ thống dẫn đến hỏng hệ điều hành. Thông thường, bạn chỉ cần khôi phục (format) lại máy là đã có thể sửa được những lỗi này, nhưng trường hợp tệ nhất là thay đổi SPL có thể dẫn đến hỏng máy, phải thay flash.
Mặt khác, việc root máy sẽ làm mất bảo hành, đặc biệt là các cửa hàng xách tay ở Việt Nam thường vịn vào cớ up ROM để từ chối bảo hành, cho dù đó chỉ là cập nhật tự động từ nhà sản xuất. Để khắc phục, bạn nên phục hồi lại toàn bộ hệ thống trước khi bảo hành.
Ngoài ra, việc root máy cũng làm cho bạn không thể cập nhật OTA từ nhà sản xuất nữa, mà phải tự cập nhật bằng tay (thực ra điều này không đúng với một số máy nhưng bạn sẽ mất root khi cập nhật). Bên cạnh đó, phương thức thực hiện root cũng khá phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải thật sự tập trung, hiểu rõ về chiếc điện thoại của mình. Root máy cũng có thể gây “tai họa” vì bạn trao toàn bộ quyền điều khiển máy cho bên thứ ba, có thể bị lộ các thông tin cá nhân.


Trước tiên, nếu không root có dùng máy bình thường được không?

Câu trả lời là có, bạn có hoàn toàn có thể dùng bình thường với các nhu cầu của mình. Điện thoại Android về cơ bản là đã có đầy đủ các chức năng cần thiết của một chiếc điện thoại thông minh. Về phần mềm, không cần root bạn vẫn có thể tải phần mềm trên mạng về, chép vào máy và cài đặt. “Cần phải root mới có thể cài app cr@ck” <- đây là một thông tin không chính xác. Android có thể cài phần mềm một cách thoải mái mà không cần biết bạn tải phần mềm đó từ nguồn nào. Thông thường thì cắm dt Android vào máy tính nó sẽ hiện thành USB, chép file cài (có đuôi apk) vào, dùng trình quản lý file trên Android, chọn file apk đó và bắt đầy cài đặt.
Recovery Image 
[​IMG]
Recovery Image là những đoạn code nguyên mẫu cho phép cài đặt các bản nâng cấp. Bạn có thể tải trực tiếp các bản nâng cấp trên máy hay cóp vào thư mục root của thẻ nhớ. Sau khi khởi động lại, bản cập nhật sẽ được cài đặt tự động bằng recovery image trong máy của bạn. 
Hầu hết các recovery image đều có “chữ ký xác nhận” được thay đổi liên tục, khiến bạn không thể cài đặt thêm 1 ROM mới nếu không được chính nhà sản xuất cung cấp. Recovery image cho phép bạn bạn format, chia lại thẻ nhớ, sao lưu dữ liệu, phục hồi hệ thống, cài đặt các loại ROM bạn muốn và nhiều chức năng khác nữa. 
Cài bản ROM khác
1 trong những điều hấp dẫn nhất của việc "root" Android là bạn có thể cài đặt các bản ROM khác lên thiết bị. Ice Cream Sandwich chỉ dành cho 1 số thiết bị? Nếu bạn root máy và các hacker tìm được bản ROM hoàn chỉnh thì bạn có thể dễ dàng thưởng thức Android 4.0 trên thiết bị của mình (miễn là đủ yêu cầu phần cứng).
Thêm nhiều phần mềm khác 
1 số phần mềm như chụp ảnh màn hình, sử dụng đèn flash làm đèn pin, điều khiển từ xa hay định vị điện thoại, biến máy thành trạm phát Wi-Fi, ứng dụng bàn phím thay thế… cần phải “root” máy mới có thể chạy được. Trên các phiên bản Android mới thì nhiều tính năng trong số này đã được tích hợp sẵn, tuy nhiên trên các bản cũ thì bạn vẫn cần phải “root” mới có thể sử dụng được. 
[​IMG]
Ép xung 
Ép xung là việc không xa lạ gì với người dùng máy tính: tăng tốc CPU hơn mức mặc định để máy chạy nhanh hơn. Bạn cũng có thể làm điều tương tự với một chiếc Android đã root, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấp nhận tốn pin hơn. 
Giảm xung 
Ngược lại với ép xung, giảm xung làm cho CPU của bạn chạy chậm hơn bình thường. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng nếu bạn quan tâm đến thời gian sử dụng hơn tốc độ xử lý thì làm chậm CPU là một việc giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của pin và giúp máy của bạn có thể vận hành lâu hơn. 
Chạy những ứng dụng hạn chế 
Nếu các nhà mạng khóa điện thoại và không cho phép bạn cài đặt một số ứng dụng trong máy, việc root điện thoại có thể vượt qua sự giới hạn này. 
Xóa những phần mềm thừa (bloatware) 
Nếu như bạn không cần đến những phần mềm cài đặt sẵn và muốn xóa bớt thì cách duy nhất là hãy “root” Android.

Các bạn xem cách Root máy tại đây : http://www.zenfonevn.com/2014/06/tat.html



CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC BÀI VIẾT NÀY. ĐỂ ỦNG HỘ CHO WEBSITE BẠN CÓ THỂ NHẤP VÀO QUẢNG CÁO BÊN PHẢI . XIN CÁM ƠN

Previous
Next Post »

Các từ khóa tìm kiếm nhiều :

may tinh gia re,mua ban laptop cu,laptop giá rẻ,day sua laptop,sửa chữa laptop giá rẻ,sửa chưa laptop,laptop cu gia re,mua ban laptop,sửa laptop ở đâu uy tín,laptop cũ giá rẻ,sua may tinh,may tinh laptop,sua laptop o dau , sửa chữa laptop lấy liền , sửa laptop trong ngày