Tối ưu Pin ( Phần 1 )

 Chủ đề này đã được nói nhiều. Mình chỉ đưa vào những điểm mới rút ra từ kinh nghiệm thực tế. Nhờ cách tiết kiệm pin, máy mình để cả đêm chỉ mất 2% thôi!!!


Yêu cầu:
- Máy đã root
- Cài Titanium Backup Pro, Set CPU, Battery Calibration, File Explorer
- Chỉ dành cho những bạn thích ngâm cứu, mầy mò Titanium, Set Cpu, Battery Calibration, v.v… (để đỡ hỏi chi tiết những điều các bài viết khác đã giới thiệu rất chi tiết)


1. Sử dụng Titanium Backup đóng băng các app không dùng hoặc ít dùng. 
Trên máy android, nhiều apps mặc dù đã đóng nhưng vẫn chạy ngầm, đặc biệt là chạy ngầm để dò kết nối mạng lấy data về. Như vậy vừa tốn pin vừa tốn tiền net, nhất là 3G. Nhiều khi bạn chỉ muốn vào 3G xem chút kết quả xổ số chẳng hạn. Thế là ào ào các loại quảng cáo, rồi thì email, play market thì đòi cập nhật các apps, map thì tìm địa điểm, rất khó chịu!!! Kể cả khi bạn không dùng mạng hoặc tắt màn hình các apps này vẫn chạy ngầm. Đây là nguyên nhân lớn khiến máy bạn càng cài nhiều chương trình càng tốn pin, nhất là các chương trình miễn phí.

Để giải quyết, mình đã dùng đến cứu cánh là Titanium Backup Pro đóng băng hết các apps không dùng thường xuyên. Cách làm này không phải là mới. Đã được thảo luận nhiều ở các forum, nhưng với mình thì xử lý mạnh tay hơn. Đại loại thế này:
- Đối với các app Hàn, đóng băng không thương tiếc. (Nên tham khảo trước nên đóng băng app nào vì đã có thread hướng dẫn rất chi tiết)
- Loại bỏ hết tất cả các loại tự động update, các kết nối tự động trong các apps.
- Đóng băng cả những app cần thiết nhưng dùng không nhiều lắm như Market play, Google map, Gmail v.v… Lúc nào cần thì rã đông 5 giây là chạy lại ngon lành. (Các loại bản đồ luôn hao pin kinh khủng, là đối tượng đóng băng số 1 của mình, máy mình còn chạy cả Sygics nữa cũng đã đóng băng luôn).
- Cẩn thận với những app miễn phí. Hạn chế càng nhiều càng tốt. Chúng liên tục chạy ngầm để xem máy bạn đang vào mạng thì kết nối để tự down quảng cáo về. Vừa tốn pin vừa tốn tiền.
- Vào Setting->System->Tích vào Show CPU usage xem app nào thỉnh thoảng lại chạy ngầm thì cũng đóng băng luôn (Nhưng rất cần bạn cẩn thận và có kinh nghiệm với những app và service của hệ thống, đóng băng nhầm thì máy nghỉ luôn đó)
Một số app cần thiết khi cần dùng lại thì rã đông chạy ngay sau vài giây. Các bạn nên đóng băng thôi nhé, không nên uninstall, biết đâu có lúc cần. Cách đóng băng các app thì tùy từng máy nên mình không liệt kê, với lại danh sách dài quá, liệt kê không hết, để phần các bạn tự mày mò.

2. Dùng Set CPU để giảm tốc độ CPU
CPU của các dòng smartphone đời mới đều rất mạnh, mà đã mạnh thì luôn tốn pin. Mình thấy một số bạn cho rằng nên để CPU Max luôn ở khoảng 1000 MHz. Mình rất không đồng ý. Rõ ràng bỏ tiền mua máy 1500 MHz mà cứ luôn chạy ở 1000 MHz thì thật đáng tiếc.
Theo mình, cần phải đặt chế độ cho CPU một cách hợp lý, tức là lúc cần thì chạy full tốc độ, nhưng đặc biệt là lúc không sờ đến máy thì máy cũng vào trạng thái thoi thóp, giảm thiểu tốn pin.
Vậy mình làm thế nào? Với Set CPU mình đặt nhiều chế độ CPU khác nhau thông qua việc sử dụng các profile. Quan trọng nhất là khi màn hình tắt, CPU chỉ chạy ở chế độ thoi thóp, nhưng khi đã Unlock hoặc cần gọi điện thì cho CPU chạy tối đa luôn để máy chạy mượt. Thêm vào đó là đặt tốc độ thích hợp cho từng app thường dùng. App nào cần mượt, app nào không cần lắm là tùy ở các bạn. Ví dụ ở máy mình thì làm như sau:
Profile 1: Khi màn hình tắt, tức là lúc mình không dùng, CPU chạy ở mức thoi thóp thôi.
Screen off CPU 192/192 Powersave Priority 50
Profile 2: Khi gọi điện, CPU chạy hết công suất thiết kế (Profile này dùng để dự phòng khi bạn đang dùng ứng dụng có giảm tốc độ mà có cuộc gọi đến thì máy phản ứng nhanh ngay).
In call 1512/192 CPU Ondemand Priority 48
Profile 3…n: Đặt tốc độ riêng cho từng ứng dụng mà bạn dùng thường xuyên. Cái này tùy bạn nhé. Bạn hay dùng ứng dụng gì thì đặt tốc độ cho ứng dụng đó. Như mình hay dùng đọc truyện (không cần CPU chạy nhanh lắm) thì đặt 382/192, chém dưa thì đặt 1026/192 v.v…:
Profile 4 App Amazon Kindle CPU 384/192 Ondemand Priority 47
Profile 5 App Fruit Ninja CPU 1026/192 Ondemand Priority 46
v.v….
Profile n+1: Khi bắt đầu đụng đến máy, màn hình sẽ bật, thì chạy luôn hết full tốc độ
Screen on CPU 1512/192 Ondemand Priority 35

Đặt như vậy vừa tiết kiệm pin tối đa, vừa đảm bảo khi máy chạy là CPU đạt tốc độ full luôn, thế mới đã. Quan trọng nhất trong cách làm này là ở Profile 1. Nếu bạn để máy trong trạng thái chờ mà CPU cứ giã đều 1592 thì quả là lãng phí pin.

Profile Screen On được kích hoạt khi bật màn hình, mình để độ ưu tiên nhỏ nhất để nếu chạy apps có đặt tốc độ thì chuyển sang chế độ đã đặt riêng cho apps. Khi đóng apps thì lại trở về tốc độ full của Screen On.

Ở đây có thể có bạn sẽ hỏi tại sao không thêm 1 profile giảm tốc độ CPU khi pin còn ít (<20% chẳng hạn). Cái đó tùy bạn, nhưng mình thì không đặt, mình muốn để tùy tình hình. Nếu pin ít quá, thì tự mình tắt màn hình để CPU chạy ở mức thoi thóp là được rồi. Hoặc là khi đang chạy ứng dụng, tuy sắp hết pin nhưng sạc để ngay bên cạnh thì cần gì giảm tốc độ CPU đúng không?

3. Không dùng thêm các phần mềm tiết kiệm pin
Chà, cái này dễ gây tranh cãi đây. Mình đã dùng thử nhiều app tiết kiệm pin (Juice Defender Pro, Battery Saver Pro…). Nhưng kết quả là xóa đi còn tiết kiệm hơn. Có lẽ các phần mềm này chỉ dùng cho những người ít “voọc”, mua máy xong có gì dùng nấy, mọi thứ đều thích được tự động hóa. Còn khi áp dụng những cách của mình đã nêu thì thực tế cài những phần mềm tiết kiệm pin trên hầu như không hiệu quả, lại tốn thêm pin để chính bản thân các app tiết kiệm pin chạy ngầm.

4. Dùng AndroidWall ngăn chặn vào mạng ngầm. Tắt wifi, 3G khi không cần thiết
Đóng băng các apps chưa phải là giải pháp triệt để. Còn nhiều apps ta buộc phải để lại để dùng thường xuyên. Mà đã để lại thì khó tránh việc các app này chạy ngầm, cứ thấy có mạng bật lên là ào ào tự kết nối để lấy data, bất kể bạn muốn hay không muốn.
Giải pháp của mình là dùng AndroidWall, là phần mềm khá hay. Nó cho phép bạn chọn những app nào được truy cập wifi hay 3G. Nó hoạt động giống như một tường lửa, chỉ app nào bạn cho phép mới được kết nối tránh cho bạn hao pin, hao tiền khi lướt web.
Lưu ý ở đây: Nên dùng bản đóng tiền hoặc cr*ck nhé, bản free của nó cũng vào mạng down quảng cáo về như thường.
Việc tắt mạng khi không cần thiết thì khỏi nói rồi. Đặc biệt là 3G, rất mau hao pin. Cái này có lẽ mình khỏi nói thêm, đã nêu nhiều ở các thread rồi.

6. Căn chỉnh lại pin (Battery Calibration)
Đa số máy bị lỗi pin không báo chính xác dung lượng pin hiện có. Không chỉ các máy vừa flash lại rom, mà cả những máy chúng ta dùng hàng ngày. Nguyên nhân là do tập tin /data/system/batterystats.bin vì nguyên nhân nào đó bị sai thông tin. Nghĩa là bạn sạc chưa đến 100% dung lượng pin thì máy đã báo đủ 100% rồi. Hoặc khi máy bạn còn đến 5% mà máy lại cho là 0% rồi tắt phụt luôn. Điều đó làm giảm thời gian máy chạy cho mỗi lần sạc.
Hướng giải quyết của căn chỉnh lại pin là xóa tập tin đó và tạo mới lại nó chính xác hơn. Người ta khuyến cáo máy của bạn nên căn chỉnh pin sau khi up rom hoặc cứ làm vài tháng 1 lần.
Để căn chỉnh pin, thuận tiện nhất là sử dụng app Battery Calibration miễn phí sẵn ở Play market. Cách sử dụng coi như bạn đã biết rồi nhé, hướng dẫn có nhiều rồi. Dưới đây mình giới thiệu 3 cách căn chỉnh pin.

Cách đơn giản (Khá chính xác, nhanh):
1) Cắm dây sạc vào điện thoại
2) Đợi đến khi sạc đầy 100%
3) Chạy app, bấm vào nút Battery Calibration
4) Tháo dây sạc ra

Cách phức tạp(Đây là cách mà diễn đàn của Tây giới thiệu (nguồn: droixforums.com). Được cho là đem lại kết quả chính xác hơn, mức 100% có mV cao hơn. Mình thấy hay và về lý thuyết thì khá hợp lý, nhưng chưa thử vì thấy cách đơn giản cũng tạm đủ rồi, xin giới thiệu cách này luôn!!!)
Nên nhớ là máy của bạn cần phải root.
1. Trong khi máy đang chạy Android, cắm sạc đến 100% và vẫn giữ nguyên sạc nối với điện thoại.
2. Dùng File Explorerxóa file /data/system/batterystats.bin
3. Mở nắp sau điện thoại
4. Nhấn giữ nút Power và chọn khởi động lại bình thường (Restart)
5. Khi màn hình màu tối đen đi và các đèn LED đều tắt, hãy tháo pin ra (trước khi bạn thấy logo M khởi động).
6. Điện thoại sẽ vẫn khởi động mà không cần pin (Theo tác giả thì thường là như vậy)
Lưu ý: Tập tin Batterystats.bin được tái tạo lại vào thời điểm xuất hiện logo M - mặc dù pin đã được tháo rakhỏi điện thoại.Đến đây, nếu điện thoại của bạn khởi động như mô tả thì chuyển sang bước 8.
7. Nếu máy không khởi động như mô tả ở trên thì:
.......... A) Lắp pin vào và khởi động lại (bạn sẽ thấy hiển thị pin khoảng 60%)
.......... B) Tắt máy (bằng cách giữ nút Power đến khi đèn LED tắt hết)
.......... C) Bật điện thoại (bằng cách giữ nút Power cho đến khi bạn nhìn thấy logo)
.......... D) Tháo pin và lúc này máy tiếp tục khởi động bình thường
8. a) Sau quá trình khởi động mà không cần pin, bạn sẽ thấy màn hình khóa cùng với thông báo "Lỗi không có thẻ SIM" và không có tín hiệu.- Lắp pin vào, lỗi thẻ SIM sẽ biến mất, máy bạn sẽ thông mạng, pin hiển thị ở khoảng 60% và hiển thị máy đang tiếp tục sạc pin.-Chuyển sang bước 9 nếu máy bạn hoạt động đúng như mô tả. Nếu không, khởi động lại (một lần nữa mà không có pin) và làm lạitừ bước 8b.
b) Lắp pin trong quá trình máy đang khởi động, sau khi máy rungmột cái (và các đèn LED phía dưới sáng lên).
9. Bạn vẫn có thể sử dụng điện thoại bình thường vào lúc này.
10. Hãy để điện thoại tiếp tục sạc, nó sẽ hiển thịtừ 60% lên luôn 100%. Tiếp tục sạc thêmkhoảng 15-20 phút hoặc lâu hơn. Khi nào bạn sờ pin mà thấy mát tức là lúc máy thực sự sạc pin xong.
11. Nếu điện thoại trở nên nóng, có thể có vấn đề xảy ra, ví dụ, bạn có thể không nhận được tín hiệu khi bạn đặt pin trở lại hoặc pin không chịu sạc nữa (thanh biểu tượng tình trạng pin không thay đổi). Bạn đừng lo, chỉ cần để điện thoại nguội đilà nó lại làm việc như thường.

Với cách này, tác giả cho ví dụ luôn. Máy tác giả theo thiết kế thì full 100% ở khoảng 4200mV.
Khi TG khởi động không pin và vừa lắp pin vào thì hiển thị sạc được 60% ở mức 4241 mV. TG giữ nguyên sạc vài phút sau, máy hiển thị 100% ở mức 4225mV và sau đó là 4230mV.
Cuối cùng, lúc TG rút sạc thì máy báo 100% ở mức 4196mV. Như vậy là chính xác rồi.

Cách rất phức tạp (nhưng thực tế cho kết quả rất chính xác, cách này mình cũng chưa thử)
1) Dùng File Explorer xóa file file /data/system/batterystats.bin
2) Tắt điện thoại
2) Sạc trong khi tắt đến 100%
3) Vẫn cắm sạc, bật máy (File batterystats.bin được tái tạo lúc khởi động)
4) Rút sạc, xả pin về 0% (bật 3G, wifi, chạy video vài tiếng đến khi máy tự tắt, bật lên không chạy được nữa).
5) Đến đây bạn đã hoàn thành 1 quá trình căn chỉnh. Hãy lặp lại các bước trên một vài lần. Thông qua app Battery Calibration bạn sẽ thấy hiển thị 100% ở các mức mV ngày càng cao. Hãy tiếp tục lặp lại quá trình cho đến khi nào mức mV không tăng lên nữa là bạn đã chỉnh đến mức tối đa.

Hẹn vào P.2. Mời các bạn đón đọc


Cám ơn các bạn đã xem bài viết này.

Previous
Next Post »

Các từ khóa tìm kiếm nhiều :

may tinh gia re,mua ban laptop cu,laptop giá rẻ,day sua laptop,sửa chữa laptop giá rẻ,sửa chưa laptop,laptop cu gia re,mua ban laptop,sửa laptop ở đâu uy tín,laptop cũ giá rẻ,sua may tinh,may tinh laptop,sua laptop o dau , sửa chữa laptop lấy liền , sửa laptop trong ngày