Bài 4 :Cấu trúc if ..else, biểu thức boolean và coding style trong Java


if-then-else-flowchart-javablog ​

1, Cấu trúc điều kiện if … else

Bây giờ, chúng ta bắt đầu vào chủ đề chính của bài viết này:
Với những bạn đã từng học lập trình pascal, c, hoặc 1 ngôn ngữ nào đó, thì có lẽ quá quen thuộc với cấu trúc này. Chỉ có 1 chú ý nhỏ nếu như bạn nào mới chỉ học pascal đó là các khối lệnh trong Java được đặt trong 2 dấu ngoặc nhọn: { <khối lệnh> } thay vì Begin <khối lệnh> End như trong pascal.
Dạng 1:
PHP:
if (<điều_kiện>){
      <
khối_lệnh>;
}
Dịch ra ngôn ngữ nói thì nó là “Nếu ….thì….”
<điều_kiện> ở đây là dạng logic, nghĩa là nó chỉ có thể là đúng hoặc sai.
Ví dụ: Nếu số a chia hết cho 2 thì in ra thông báo đây là số chẵn. Chúng ta sẽ viết chương trình như sau:
PHP:
package javaandroidvn;

public class 
JavaAndroidVn {

    public static 
void main(String[] args) {
        
int a 6;
        if (
== 0) {
            
System.out.println("Thống báo: a là số chẵn");
        }

    }
}
Dạng 2:
PHP:
if (<điều_kiện>){
    <
khối _lệnh1>;
}else{
    <
khối _lệnh2>;
}
Dịch ra ngôn ngữ nói thì nó là: “Nếu ….thì…còn không thì ….”
Ví dụ yêu cầu : Nếu số a chia hết cho 2 thì in ra thông báo đây là số chẵn, còn không thì báo đây là số lẻ. Chúng ta viết chương trình như sau:
PHP:
package javaandroidvn;

public class 
JavaAndroidVn {

    public static 
void main(String[] args) {
        
int a 7;
        if (
== 0) {
            
System.out.println("Thống báo: a là số chẵn");
        }else{
            
System.out.println("Thông báo: a là số lẻ");
        }

    }
}
2, Biểu thức Boolean 

Phần này, anh Việt bên Blog StudyAndShare nói rất kỹ rồi, các bạn tham khảo video nhé!


3, Coding style – Cách viết mã lệnh trong Java 

- Mình bổ sung thêm phần này vào trong bài này vì nó cũng ngắn gọn thôi, tuy vậy nó lại rất quan trọng, nó giúp code Java của bạn đẹp, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ sửa lỗi. Tất nhiên bạn có thể viết theo quy cách bạn thích nhưng dưới đây là quy cách mà nhiều lập trình viên áp dụng. Có đôi chỗ bạn thấy có những khái niệm chưa gặp bao giờ, bạn hãy bỏ qua, mai này quay lại đọc ;)
- Tên biến, tên phương thức: Bắt đầu bằng chữ cái thường, các từ liền nhau, trừ từ đầu tiên, những từ sau viết hoa chữ cái đầu. Ví dụ: ten, hoTen, lop, namSinh, maSinhVien, …v.v.
- Tên hằng: Viết in hoa, các từ cách nhau bởi dấu “_”, ví dụ: PI , HANG_SO, NAM_SINH, …
- Tên Object, tên class (lớp) viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ, viết liền nhau, ví dụ: QuanLySinhVien, HangHoa, ViDuDemo, …..

Tham khảo thêm video của anh Việt bên blog StudyAndShare


Ngoài ra, để hiểu kỹ, sâu hơn, bạn có thể đọc thêm 1 bài viết riêng về vấn đề này, nhưng khi mới bắt đầu, để đỡ bị rối do chưa biết nhiều khái niệm, bạn nên bỏ qua , nhưng mình vẫn liệt kê vì mai này chắc chắn bạn phải đọc lại :p , xem bài viết chi tiết về cách viết mã lệnh tại đây.


Bài tập về nhà: :D


i-code-java-300x352-1705306 


Bài 1: Gán giá trị cho biến a trong chương trình. a là số nguyên. Xét xem a có chia hết cho 5 không, nếu có báo ra màn hình là chia hết cho 5, nếu không, hãy tìm thương và số dư và in ra màn hình.

Bài 2: Với a, b, c là các số thực được gán trong chương trình, kể cả số âm và dương. Hãy báo ra màn hình đây có phải là độ dài của 1 tam giác không, nếu có thì đó là của loại tam giác nào.

Bài 3: Giải phương trình bậc 2: ax^2 + bx + c = 0 với a, b, c là các số thực được gán giá trị trong chương trình. In kết quả các nghiệm ra màn hình.
(Nếu a = 0 báo ra màn hình đây không phải là phương trình bậc 2 và in nghiệm)

Previous
Next Post »

Các từ khóa tìm kiếm nhiều :

may tinh gia re,mua ban laptop cu,laptop giá rẻ,day sua laptop,sửa chữa laptop giá rẻ,sửa chưa laptop,laptop cu gia re,mua ban laptop,sửa laptop ở đâu uy tín,laptop cũ giá rẻ,sua may tinh,may tinh laptop,sua laptop o dau , sửa chữa laptop lấy liền , sửa laptop trong ngày